Bộ hành quán là nơi quý khách dừng chân nghỉ ngơi, thưởng thức các thức uống và các món quà quê của người Việt.
Tại gian hàng này, Tinh hoa Việt Nam mong muốn sẽ đưa quý khách đến với những trải nghiệm dân dã, thân thuộc từ món bánh bèo chén ở cố đô Huế, món kẹo lạc truyền thống vùng Bắc Bộ, và nước mót đặc sản Hội An. Ở mỗi vùng quê, dựa trên những sản vật có sẵn tại địa phương, người Việt cần cù và khéo léo đã tạo nên những món ăn mang cá tính và bản sắc riêng. Mỗi món ăn, thức uống không chỉ mang ý nghĩa về dinh dưỡng hay sự phù hợp về khẩu vị, mà còn là cách để quý khách cảm nhận, khám phá một cách tinh tế những nét riêng về văn hóa của con người tại một địa phương.
1. Món bánh bèo
Nguồn gốc của Bánh Bèo
- Bánh bèo là một món bánh xuất thân từ Cố Đô Huế rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Bánh bèo đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân Viêt Nam từ bao đời nay. Ở Huế đâu đâu cũng có bánh bèo được các mẹ, các chị… gánh đi rao bán từ đường làng, ngõ phố đến bến sông, góc chợ.
- Cái tên “bánh bèo” thoạt nghe có thể được hiểu là “bánh làm từ cây bèo”, hoặc chính xác hơn cả là “bánh hình bèo”. Loại thực vật đang được nói đến ở đây là một giống cây thủy sinh lá tròn xuất hiện đầy rẫy trên các ao hồ khắp thành phố, được giới họa sĩ chuyên vẽ phong cách khắp xứ Huế thanh nhã và quý phái đặc biệt ưa thích.
- Có nhiều thắc mắc về xuất xứ của món ăn được nhận là “vương giả” này, thứ danh hiệu được gán ghép cho nơi chốn đã chứng kiến triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Một số người còn nhận xét: “Các nhà vua Huế xưa hẳn rất ưa thích món ăn giản dị mà tinh tế này.”
Các thành phần chính
- Nguyên liệu làm bánh chỉ là gạo xay thành bột mịn, đem ngâm nước vài phút để có độ dẻo, lỏng vừa phải, sau đó múc vào từng chén nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín cho thêm gia vị như: tôm đâm nhuyễn, hành lá, tép mỡ, và chan một ít dầu béo thực vật lên chén bánh trước khi ăn.
- Điểm nhấn quan trọng nhất của món ăn địa phương này chính là thứ nước chấm độc nhất vô nhị được rưới lên mọi thứ, nơi mà sự kết hợp giữa nước mắm và đường đã tạo nên một thứ hương vị thơm ngon phảng phất, mà đó lại không phải mùi của cá, đường hay tôm khô.
- Ăn bánh bèo Huế đúng cách là phải ăn trong khuôn bánh, chan vào một ít nước mắm ngọt và thưởng thức. Bánh phải ăn từ từ mới cảm nhận được cái thơm ngon của bánh. Người Huế thường không dùng đũa mà bằng que tre vót mỏng. Vì thế, dân gian Huế có cụm từ “dao tre, chén đá” để chỉ cách ăn bánh bèo đúng chất Huế.
2. Món Kẹo lạc
Nguồn gốc, nguyên liệu, cách làm
- Kẹo lạc là thức quà truyền thống của Bắc bộ, giờ đã có mặt trên các tỉnh thành của đất nước. Thức quà dân dã này thường được dùng cùng nước trà xanh, đã trở thành món tiếp khách trong giao đãi Bắc bộ từ xưa và nay. Kẹo lạc giòn tan, có vị bùi béo của lạc nhân, vị ngọt của đường mía và mạch nha, mùi thơm của bột nếp và hương vị.
- Xuất xứ và phân bổ: Kẹo lạc Việt được cho là có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam. Nam Định nổi tiếng với món keọ lạc Sìu Châu. Nghệ An có kẹo Cu Đơ gần giống kẹo lạc, nhưng cứng hơn, đóng thành bánh tròn to, và có chút xíu vị cay. Thực ra món kẹo ngào đường với hạt này cũng xuất hiện ở châu Âu, châu Mỹ, với các hạt ngũ cốc thay cho lạc vừng. Châu Á dùng nhiều lạc vừng hơn.
- Cách làm:
+ Rang lạc nhân cho chín, xát sạch vỏ, giã nhỏ hoặc giã dập.
+ Ngào đường mía hoặc đường thốt nốt cho chảy ra với mạch nha, rồi đổ lạc giã vào trộn đều. Cuối công đoạn cho thêm vani và nước cốt chanh nếu muốn vị thanh.
+ Đổ hỗn hợp ra phản có rắc bột nếp chống dính, rồi nhanh tay dàn mỏng, cán phẳng. Rắc vừng lên trên.
+ Cắt kẹo thành thanh dài hoặc thành viên.
+ Rắc thêm bột nếp tạo mùi hương và chống dính.
+ Bọc giấy cho từng viên keọ, hoặc xếp vào lọ kín dùng dần.
3. Món Nước mót
Nguồn gốc, nguyên liệu, pha chế:
- Nước mót là tên gọi thức uống được nấu từ thảo mộc tự nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể, ấm bụng, dễ tiêu hoá.
- Xuất xứ: nước mót xuất xứ từ một quán nước nhỏ tại Hội An, sau lan ra toàn phố Hội, và trở thành đặc sản mới của phố Hội bây giờ.
- Thành phần chính: nền của nước mót là nước trà xanh. Vị ngọt chủ yếu được lấy từ La hán quả, Cam thảo, Đường phèn, Mật ong. Vị chua thường là nước cốt chanh/cam/quất. Hương liệu chủ yếu từ Quế thanh, Gừng, Sả, Vỏ chanh/cam khô, Hoa cúc khô, Hoa kim ngân khô, Hoa sen, Lá sen… Các thành phần này đều là những vị thuốc Đông y hoặc Nam dược, có tác dụng tốt cho sức khoẻ.
- Pha chế: Các vị cứng như La hán quả, Cam thảo, Đường phèn, Gừng, Sả, các thức sấy khô đều phải hãm hoặc đun trong nước sôi cho thôi ra tinh chất và toả mùi hương. Các vị lỏng khác như Mật ong, nước cốt chanh/cam/quất… thì được cho vào sau. Ở Hội An thường trang trí thêm cánh hoa sen và lá trà lên phía trên cốc nước.