Turn your device in landscape mode.
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 200cm
Trẻ em
*Áp dụng đối tượng cao từ 100 cm - 150 cm *Áp dụng đối tượng cao từ 80 cm - 120 cm
Người cao tuổi *từ 60 tuổi
chua-cau-hoi-an-1

Ghé thăm chùa Cầu Hội An – biểu tượng miền di sản

01/03/2022 22 views

Trải qua 400 năm lịch sử, chùa Cầu Hội An đã trở thành biểu tượng du lịch của khu phố cổ. Không chỉ vậy, công trình lịch sử này còn được người dân phố Hội xem là kết tinh linh hồn của đất và người Hội An.

Chùa Cầu Hội An - địa điểm tham quan hút khách của phố Hội (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Cầu Hội An – địa điểm tham quan hút khách của phố Hội (Ảnh: sưu tầm)

Nằm ngay trung tâm phố cổ và vắt ngang dòng sông Hoài thơ mộng, chùa Cầu Hội An là điểm hẹn quen thuộc đối với du khách khi đến với phố Hội. Chùa Cầu được ví như mảnh ghép tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Cùng khám phá xem địa danh du lịch này có gì hấp dẫn!

1. Giới thiệu chùa Cầu Hội An

  • Địa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Công trình bắc qua một con lạch nhỏ thông với sông Hoài;
  • Thời gian mở cửa: 9:00 – 11:00 | 15:00 – 22:00;
  • Giá vé tham quan: 80.000 VNĐ/lượt khách.
Chùa Cầu vẫn đứng vững sau hàng trăm năm lịch sử (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Cầu vẫn đứng vững sau hàng trăm năm lịch sử (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Cầu là một công trình lịch sử tuyệt đẹp, giao thoa văn hóa kiến trúc Việt Nam và Nhật Bản. Chùa Cầu ở Hội An có tên gọi khác là gì? Ngôi chùa Hội An này còn được gọi là cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.

2. Lịch sử chùa Cầu Hội An

Vào khoảng thế kỷ 17, chùa Cầu được các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi là 1 thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến con quái vật này không thể quẫy đuôi gây động đất được. Sau đó, người ta dựng thêm chùa nối liền vào lan can phía Bắc và nhô ra giữa cầu nên được gọi là chùa Cầu.

Bức hình cũ về chùa Cầu Hội An thuở trước (Ảnh: sưu tầm)

Bức hình cũ về chùa Cầu Hội An thuở trước (Ảnh: sưu tầm)

Vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Châu khi thăm Hội An đã đặt cho chiếc cầu cái tên là Lai Viễn Kiều (ý nghĩa: Cầu đón khách phương xa). Theo niên đại khảo cứu ở xà nóc và văn bia tại đầu cầu thì chiếc cầu đã được xây dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa trên đó có lẽ cũng được xây dựng lại vào thời điểm này. Sau đó, vào các năm 1817, 1865, 1915 và 1986, ngôi chùa được trùng tu và dần mất đi các yếu tố Nhật Bản, thay bằng kiến trúc mang phong cách Việt, Trung.

Đến ngày 17/12/1990, chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

3. Tổng hợp 5 điểm độc đáo của chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu trở thành địa điểm check-in quen thuộc của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với Hội An, sở hữu những nét riêng độc đáo:

3.1. Chùa Cầu Hội An – nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa

Ít có nơi nào trên lãnh thổ nước ta có sự pha trộn, giao thoa văn hóa đặc sắc như ở Hội An. Phố cổ Hội An xưa kia là một thương cảng sầm uất, nơi thương nhân các nước gặp gỡ, trao đổi buôn bán. Và chùa Cầu là minh chứng cho một thời giao lưu kiến trúc Nhật – Việt – Hoa. Công trình sở hữu những nét kiến trúc chứa đựng nhiều tinh hoa văn hóa Việt Nam và những nền văn hóa Đông Á, vừa hài hòa vừa độc đáo, ấn tượng.

Chùa Cầu là không gian giao thoa văn hóa đặc sắc (Ảnh: sưu tầm)

Chùa Cầu là không gian giao thoa văn hóa đặc sắc (Ảnh: sưu tầm)

3.2. Kiến trúc chùa Cầu Hội An mang dấu ấn Nhật Bản

Chùa Cầu Hội An làm bằng gỗ trên những trụ cầu bằng gạch đá, tổng chiều dài khoảng 18m, có mái che. Mái chùa lợp ngói âm dương, trên cửa chính có 1 tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ, sơn son chạm trổ công phu, mặt chùa quay về hướng bờ sông. 2 đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu: 1 đầu là tượng khỉ, 1 đầu là tượng chó (thần khỉ và thần chó là 2 vị thần trấn giữ quái vật Namazu trong truyền thuyết của người Nhật).

Kiến trúc ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

Kiến trúc ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản (Ảnh: sưu tầm)

Nhìn từ xa, chùa Cầu nổi bật với đường cong mái che mềm mại và uyển chuyển như cầu vồng, vừa cổ kính vừa hiện đại, vừa trầm mặc vừa nhộn nhịp, rộn rã.

3.3. Chùa Cầu ở Hội An không thờ Phật

Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào? Gọi là chùa nhưng thực tế ở đây không thờ Phật mà thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ. Đây là vị thần bảo hộ xứ sở, trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Bởi vậy, hàng năm, không chỉ người dân Hội An mà du khách thập phương cũng ghé thăm nơi đây để vãn cảnh, tìm chút thanh thản, bình yên cho tâm hồn.

Bên trong chùa Cầu Hội An thờ Bắc Đế Trấn Vũ (Ảnh: sưu tầm)

Bên trong chùa Cầu Hội An thờ Bắc Đế Trấn Vũ (Ảnh: sưu tầm)

3.4. Hình ảnh chùa Cầu xuất hiện trên tờ tiền 20.000 đồng Việt Nam

Hình ảnh chùa Cầu Hội An được in trên mặt sau tờ tiền 20.000 VNĐ bằng giấy nhựa polymer, phát hành vào năm 2006 và vẫn được sử dụng đến bây giờ. Điều đó nói lên giá trị to lớn cả về tâm linh lẫn đời thực của ngôi chùa cổ kính phố Hội này.

Công trình này được in trên tờ tiền mệnh giá 20.000 VNĐ (Ảnh: sưu tầm)

Công trình này được in trên tờ tiền mệnh giá 20.000 VNĐ (Ảnh: sưu tầm)

3.5. Chùa Cầu – địa điểm check-in vừa cổ kính, vừa thơ mộng

Là cây cầu có giá trị lịch sử hàng trăm năm cùng kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian, chùa Cầu trở thành điểm đến nhất định phải ghé thăm của du khách khi đến với Hội An. Khi check-in chùa Cầu, bạn có thể chuẩn bị sẵn những trang phục nữ tính hoặc độc lạ, tạo dáng nhẹ nhàng hoặc cool ngầu, cá tính đều được.

Với vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn, chùa Cầu Hội An là địa điểm check-in hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ (Ảnh: sưu tầm)

Với vẻ đẹp cổ kính và lãng mạn, chùa Cầu Hội An là địa điểm check-in hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ (Ảnh: sưu tầm)

4. Địa điểm du lịch, vui chơi nổi tiếng gần chùa Cầu

Gần chùa Cầu có nhiều địa điểm du lịch Hội An hấp dẫn đang chờ bạn thỏa sức khám phá:

4.1. VinWonders Nam Hội An – hơn cả 1 khu vui chơi giải trí

VinWonders Nam Hội An nằm cách trung tâm phố cổ Hội An 15km, được xây dựng với mô hình độc đáo, là tổ hợp trải nghiệm văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật và có nhiều trò chơi giải trí thú vị.

VinWonders Nam Hội An mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị về văn hóa - nghệ thuật truyền thống

VinWonders Nam Hội An mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị về văn hóa – nghệ thuật truyền thống

VinWonders Nam Hội An sở hữu 5 phân khu, mang lại nhiều trải nghiệm kỳ thú cho mọi đối tượng du khách:

  • Bến cảng giao thoa: Nơi mô phỏng bối cảnh và không khí đặc trưng của các bến cảng giao thương nhộn nhịp tại Hội An vào thế kỷ 16 – 17. Tại đây, bạn sẽ bước vào một hành trình giàu cảm xúc với những trải nghiệm từ Đông sang Tây, từ quá khứ tới hiện tại;
  • Đảo văn hóa dân gian: Được ví là “linh hồn” của VinWonders Nam Hội An, nơi đây hội tụ không gian kiến trúc nguyên bản của các vùng văn hóa từ Bắc chí Nam, tái hiện chân thực và sống động các làng nghề truyền thống Việt Nam.
  • River Safari: Công viên bảo tồn động vật hoang dã độc đáo tại Việt Nam. Du khách sẽ được đi du khảo trên sông, chiêm ngưỡng 50 loài động vật với hơn 530 cá thể. Đặc biệt, ghé thăm River Safari, bạn có cơ hội được tận mắt ngắm nhìn những loài động vật quý hiếm như hổ Bengal, tê giác, linh dương sừng xoắn, linh dương sừng kiếm,…
  • Vùng đất phiêu lưu: Thiên đường vui chơi giải trí cho những bạn trẻ ưa cảm giác mạnh. Nơi đây có hơn 20 trò chơi ngoài trời và gần 100 trò chơi trong nhà. Những trò chơi bạn nên thử là: vòng xoáy siêu tốc, cơn lốc sa mạc, tháp rơi tự do 85m, phi thuyền gió lốc,…
  • Thế giới nước: Là tổ hợp gồm các đường trượt và bể trò chơi với 11 trò chơi sôi động, xua tan cái nóng ngày hè.
Thả ga tham gia những trò chơi cảm giác mạnh đầy lý thú

Thả ga tham gia những trò chơi cảm giác mạnh đầy lý thú

>> Bạn đã sẵn sàng cho những trải nghiệm khó quên nhất? Xem giá + booking vé vào VinWonders Nam Hội An ngay bạn nhé!

4.2. Làng gốm Thanh Hà

  • Địa chỉ: Phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam;
  • Giá vé: 35.000 VNĐ/người lớn, 15.000 VNĐ/trẻ em.
Làng gốm Thanh Hà - nơi có vô vàn góc ảnh đẹp cho bạn chụp choẹt sống ảo (Ảnh: sưu tầm)

Làng gốm Thanh Hà – nơi có vô vàn góc ảnh đẹp cho bạn chụp choẹt sống ảo (Ảnh: sưu tầm)

Làng gốm Thanh Hà cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 3km về phía Tây với nhiều nét cổ xưa hiếm có. Nơi đây là điểm đến du lịch gần chùa cầu Hội An tuyệt vời, dành cho những ai yêu thích trải nghiệm văn hóa lâu đời của nước ta. Làng gốm Thanh Hà không chỉ là một địa điểm du lịch làng nghề mà còn là một “bảo tàng sống” lưu giữ những tư liệu quý giá có một không hai về vẻ đẹp truyền thống của Hội An với nghề làm gốm thủ công.

4.3. Chợ Hội An

  • Địa chỉ: Trung tâm phố cổ, ở điểm giao nhau của các con phố Bạch Đằng, Trần Phú và Nguyễn Thái Học.
“Quét sạch” các món đặc sản tại chợ Hội An (Ảnh: sưu tầm)

“Quét sạch” các món đặc sản tại chợ Hội An (Ảnh: sưu tầm)

Không chỉ nổi tiếng là thiên đường ẩm thực đa dạng và phong phú, chợ Hội An còn là địa điểm check-in cực hot của các tín đồ sống ảo. Chợ Hội An có nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng: Rau củ, hương liệu, gia vị, đồ ăn vặt (bánh mì Hội An, cao Lầu, mì Quảng), đồ lưu niệm,… để du khách thoải mái tham quan, ăn uống tại chỗ, mua quà về cho bạn bè, người thân.

4.4. Nhà cổ Đức An

  • Địa chỉ: Số 129 đường Trần Phú, Hội An.
Nhà cổ Đức An - nơi lưu trữ những giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống (Ảnh: sưu tầm)

Nhà cổ Đức An – nơi lưu trữ những giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống (Ảnh: sưu tầm)

Nhà cổ Đức An với tuổi đời lên tới hơn 180 năm chính là địa điểm du lịch gần chùa Cầu Hội An thu hút nhiều du khách. Ghé thăm nơi đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc đậm chất phương đông cổ kính, lắng nghe những câu chuyện lịch sử về một thời hào hùng của dân tộc. Tính đến nay, ngôi nhà này đã có 6 thế hệ sinh sống, mỗi năm đều trùng tu để giữ gìn gần như nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc của thời xa xưa.

5. Du lịch chùa Cầu Hội An Quảng Nam cần lưu ý gì?

Khi đi du lịch chùa Cầu, du khách cần lưu ý:

Du khách nên chọn trang phục lịch sự khi tham quan chùa Cầu Hội An (Ảnh: sưu tầm)

Du khách nên chọn trang phục lịch sự khi tham quan chùa Cầu Hội An (Ảnh: sưu tầm)

  • Mua vé: 80.000 VNĐ/người để tham quan chùa Cầu, phố Cổ, khu biểu diễn nghệ thuật truyền thống, các bảo tàng,…;
  • Nếu đi theo nhóm đông người, bạn nên thuê thêm hướng dẫn viên để được giới thiệu những nét kiến trúc đặc biệt và nghe kể về những câu chuyện xưa nơi phố Hội;
  • Chùa Cầu rất đông khách tham quan nên bạn có thể ghé thăm nơi đây vào khoảng 9 giờ sáng hoặc 2 – 3 giờ chiều sẽ vãn khách hơn;
  • Vì chùa Cầu là địa điểm du lịch tâm linh nên khi tới đây tham quan, hành hương cầu bình an, bạn không nên chen lấn, không nói chuyện to, mặc trang phục kín đáo;
  • Đừng quên thưởng thức các món đặc sản Hội An gần chùa Cầu như: Cao lầu, mì Quảng, cơm gà, bánh xèo, bánh mì Phượng, chè thập cẩm,…

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, bao biến động thời cuộc, chùa Cầu Hội An vẫn đứng vững như một minh chứng trường tồn cùng thời gian. Khi đi du lịch Hội An, bạn đừng quên ghé thăm nơi đây để cảm nhận sự bình yên, tĩnh tại trong tâm hồn và cầu chúc cho bản thân, gia đình những điều tốt đẹp nhé!

>> Bạn còn chần chờ gì mà không nhanh tay đặt ngay voucher/combo/tour du lịch Hội An – Nam Hội An để khám phá chùa Cầu và hàng loạt địa danh du lịch hấp dẫn của phố Hội!

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé