Turn your device in landscape mode.
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 200cm
Trẻ em
*Áp dụng đối tượng cao từ 100 cm - 150 cm *Áp dụng đối tượng cao từ 80 cm - 120 cm
Người cao tuổi *từ 60 tuổi
hoi-quan-phuc-kien-0

Hội quán Phúc Kiến Hội An – Kiến trúc độc đáo giữa lòng phố cổ

01/03/2022 26 views

Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và là địa điểm tín ngưỡng của người dân Hội An. Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc đậm chất Trung Hoa.

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

Hội quán Phúc Kiến là một trong những địa điểm du lịch Hội An được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây có lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng và thu hút du khách bởi không gian yên tĩnh, linh thiêng. Nếu có dự định du lịch phố Hội trong thời gian tới, đây chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua.

1. Địa chỉ, giờ mở cửa Hội quán Phúc Kiến

  • Địa chỉ: 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00

Hội quán Phúc Kiến, hay còn được gọi là Hội quán Phước Kiến, là điểm đến dành cho những ai yêu thích lối kiến trúc Trung Hoa độc đáo. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An nên du khách có thể dễ dàng ghé thăm Hội quán cùng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Dương Thương, Hội quán Hải Nam, Hội quán Triều Châu…

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán tọa lạc ngay trong trung tâm phố cổ Hội An (Ảnh: Sưu tầm)

2. Đôi nét về lịch sử Hội quán Phúc Kiến

Vậy Hội quán Phúc Kiến thờ ai? Theo Hội quán Phúc Kiến bình đường, đây là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị thần bảo hộ về sông nước, của cải, con cái. Thiên Hậu Thánh Mẫu là người đã phù hộ cho những thương nhân người Hoa vượt qua sóng gió và cập bến Hội An. Do đó, những người Phúc Kiến (Trung Quốc) di cư đến Hội An sinh sống đã xây dựng nơi này vào năm 1697.

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán được trùng tu, sơn sửa vào năm 1757 (Ảnh: Sưu tầm)

Trước đó, Hội quán được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, mãi đến năm 1757 mới được trùng tu, xây lại bằng gạch và mái ngói như hiện nay. So với các Hội quán khác, Hội quán Phúc Kiến có không gian rộng và xưa nhất, góp phần tạo nên điểm nhấn độc đáo cho kiến trúc đô thị cổ Hội An. Năm 1990, nơi đây đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

3. Khám phá Hội quán Phúc Kiến Hội An

Tổng thể Hội quán Phúc Kiến ở Hội An có kiến trúc độc đáo, đậm chất Trung Hoa với những đường nét chạm trổ tinh xảo. Du khách khi ghé đây có thể chiêm ngưỡng di tích lịch sử văn hóa nổi bật của phố cổ và tham gia lễ vía Bà Thiên Hậu, cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình.

3.1. Khám phá nét kiến trúc độc đáo của Hội quán Phúc Kiến

Hội quán được xây dựng theo kiểu chữ Tam, lần lượt là cổng, sân, tiểu cảnh và 2 dãy nhà đông tây, chính điện, sân sau, hậu điện. Phần cổng Tam Quan mang đậm vết tích của thời gian, được lợp ngói âm dương với mái cong vút. Phía trên được điểm tô bằng những con rồng uốn lượn, biểu tượng cho sự uy quyền và trang trọng.

Hội quán Phúc Kiến

Khu vực cổng Tam Quan với lối kiến trúc Trung Hoa (Ảnh: Sưu tầm)

Khu vực Chính Điện là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – bà được mệnh danh là vị thần biển cả, giúp đỡ những người đi biển luôn được bình an trở về. Phía bên phải và bên trái lần lượt là thần Thiên Lý Nhãn, thần Thuận Phong Nhĩ luôn đi theo Bà để cứu giúp muôn dân.

Hội quán Phúc Kiến

Tượng Bà Thiên Hậu được đặt trong Hội quán (Ảnh: IG @avdceramics)

Di chuyển vào phía trong, du khách sẽ đến khu vực Hậu Tẩm. Đây là nơi thờ 6 vị Lục Tánh Vương Gia, 12 bà mụ và 3 bà chúa sinh thai. Ngoài ra, du khách có thể thắp vòng hương lớn để mong cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn cho gia đình, người thân tại khu vực này. Điểm đặc biệt là hương vòng có thể cháy đến 30 ngày, sau khi hương cháy hết thì người trong Hội quán sẽ đốt những mảnh giấy ghi điều ước của bạn. Nhờ vậy mà lời cầu nguyện mới trở nên linh thiêng.

Hội quán Phúc Kiến

Khu vực dâng hương với không khí linh thiêng (Ảnh: IG @ruanmeiheng)

Ngoài ra, trong Hội quán còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, gồm có: chuông đồng, tượng thờ, trống đồng, lư hương cùng 14 bức hoành phi tinh xảo… Do đó, nơi đây không chỉ mang ý nghĩa về lịch sử mà còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa.

3.2. Tham gia lễ vía Bà Thiên Hậu

Bên cạnh những lễ hội Hội An nổi bật như: lễ hội Bà Thu Bồn (12/2 Âm lịch), lễ hội làng gốm Thanh Hà (10/7 Âm lịch), lễ thả đèn hoa đăng (14 Âm lịch hàng tháng)…, du khách khi đến phố cổ cũng có thể tham gia các lễ hội của Hội quán Phúc Kiến.

Hội quán Phúc Kiến

Du khách có thể đến Hội quán dâng hương, cầu nguyện điều may mắn và tốt lành (Ảnh: Sưu tầm)

Trong đó, Hội quán thu hút người dân địa phương và du khách thập phương nhiều nhất vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 Âm lịch), ngày vía Lục Tánh (16/1 Âm lịch) và ngày vía Bà Thiên Hậu (23/2 Âm lịch). Cụ thể, lễ vía Bà Thiên Hậu sẽ bao gồm phần lễ trang trọng, có nhiều nghi thức cúng tế như: tắm tượng, cúng chay, dâng hương và phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

3.3. Ghé thăm các địa điểm du lịch gần Hội quán

Hội quán Phúc Kiến nằm trong trung tâm phố cổ Hội An. Do đó, du khách có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như: chùa Cầu, bảo tàng văn hóa dân gian Hội An, nhà cổ Phùng Hưng… để thuận tiện trong việc di chuyển và khám phá.

Hội quán Phúc Kiến

Bạn nên kết hợp tham quan các địa điểm nằm trong trung tâm phố cổ (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài ra, bạn có thể ghé VinWonders Nam Hội An cách Hội quán Phúc Kiến khoảng 15km. Đây là điểm đến thú vị, hội tụ những điều kỳ thú được xây dựng theo chủ đề giao thoa văn hóa Đông – Tây ấn tượng và có nhiều hoạt động giải trí đa dạng, sôi động. Với nhiều phân khu khác nhau, VinWonders Nam Hội An hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả du khách.

Hội quán Phúc Kiến

Tận hưởng những giây phút thư giãn, khám phá thiên nhiên tại River Safari – VinWonders Nam Hội An

Hội quán Phúc Kiến

Check-in VinWonders Nam Hội An

>>> Đặt vé vui chơi VinWonders Nam Hội An TẠI ĐÂY

4. Kinh nghiệm khi tham quan Hội quán Phúc Kiến

Để chuyến tham quan trọn vẹn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

4.1. Đường đi đến Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến nằm trên đường Trần Phú – một trong những trục đường chính của phố cổ Hội An. Do đó, bạn có thể dễ dàng tìm được đến Hội quán. Nếu không tìm được, hãy hỏi người dân xung quanh hoặc đi theo bản đồ dưới đây.

Hội quán Phúc Kiến

Hướng dẫn đường đi đến Hội quán

4.2. Giá vé Hội quán Phúc Kiến

  • Giá vé tham quan: 80.000 VNĐ/người (đối với khách Việt Nam), 150.000 VNĐ/người (đối với khách quốc tế) – giá bao gồm tour tham quan 5 điểm trong phố cổ

Bên cạnh việc tìm hiểu địa chỉ, đường đi, giờ mở cửa và giá vé tham quan, bạn cũng cần tham khảo một số lưu ý dưới đây:

  • Hội quán là địa điểm tâm linh, vì vậy, bạn hãy mặc trang phục lịch sự, không hở hang và không nói chuyện quá lớn gây ảnh hưởng đến không gian linh thiêng.
  • Nếu không muốn đi bộ nhiều, bạn có thể thuê xích lô hoặc thuê xe đạp và gửi ở cổng Tam Quan, sau đó đi bộ vào Hội quán.
  • Phía trong Hội quán có bán hương vòng lớn, lễ vật để dâng hương nên bạn không cần chuẩn bị đồ sẵn bên ngoài.
  • Vào ngày lễ, Hội quán thường rất đông khách, do đó, hãy luôn chú ý cảnh giác, giữ gìn tư trang tránh bị kẻ gian lấy cắp.
Hội quán Phúc Kiến

Bạn có thể thuê xe đạp hoặc xe xích lô để tiết kiệm thời gian di chuyển (Ảnh: Sưu tầm)

Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ khi du lịch Hội An. Hãy dừng chân ghé Hội quán để khám phá lối kiến trúc độc đáo của Trung Hoa cũng như cảm nhận giá trị lịch sử, văn hóa mà khu di tích này đem lại. Cuối cùng, đừng quên đặt vé vui chơi VinWonders Nam Hội Anvoucher, combo, tour du lịch Hội An, Nam Hội An để tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn, giá tốt nhất!

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé