Turn your device in landscape mode.
Chọn điểm đến

Chọn ngày
Người lớn
*cao từ 200cm
Trẻ em
*Áp dụng đối tượng cao từ 100 cm - 150 cm *Áp dụng đối tượng cao từ 80 cm - 120 cm
Người cao tuổi *từ 60 tuổi
hoi-quan-quang-dong-hoi-an

Hội quán Quảng Đông – Nét đẹp tinh xảo giữa lòng phố Hội

01/03/2022 24 views

Hội Quán Quảng Đông là 1 trong 5 hội quán đẹp nhất Hội An. Nơi đây tọa lạc tại mặt đường Trần Phú – con đường nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ, rất thuận tiện để du khách kết hợp tham quan nhiều địa điểm.

Khám phá Hội quán Quảng Đông (Ảnh: Sưu tầm)

Ngay từ mặt đường Trần Phú nhìn vào, bạn sẽ bị thu hút ngay với các sắc đỏ, vàng nổi bật qua cánh cổng, biển hiệu của Hội quán Quảng Đông. Khi tham quan và khám phá không gian bên trong, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa và lối sống của người Quảng Đông di cư tới Hội An từ nhiều thế kỷ trước.

1. Địa chỉ hội quán Quảng Đông ở đâu?

Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đây từng là nơi gặp gỡ, giao lưu và tụ họp của người Hoa. Ngày nay, tuy không còn tổ chức các hoạt động văn hóa tín ngưỡng cộng đồng như trước, nhưng tại hội quán Hội An này vẫn lưu giữ nhiều tài liệu hiện vật quý giá, mang tính lịch sử.

  • Địa chỉ: 176 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam
  • Giờ mở cửa: 8h – 19h hàng ngày
  • Giá vé: Miễn phí

Địa chỉ Hội quán Quảng Đông (Ảnh: Sưu tầm)

2. Những điều thú vị tại hội quán Quảng Đông ở Hội An

2.1. Hội quán Quảng Đông và ý nghĩa các tên gọi

Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX (theo tài liệu lịch sử ghi lại là vào năm 1885) bởi cộng đồng thương nhân Quảng Đông.

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Hội An trong thời kỳ này được coi là một trong những thương cảng náo nhiệt, đông đúc nhất tại Việt Nam. Chính vì vậy, nơi đây thu hút đông đảo người Hoa đến làm ăn và sinh sống. Nhờ sự phát triển thịnh vượng mà các hội quán lần lượt được ra đời, tính đến nay, có tổng cộng tất cả 5 hội quán ở Hội An.

hội quán Quảng Đông Hội An

Khung cảnh hội quán giữa phố cổ Hội An (Ảnh: sưu tầm)

Thời điểm ban đầu, hội quán là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Hậu và Đức Khổng Tử. Từ sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Ngoài là nơi thờ cúng tâm linh, nơi đây cũng là nơi giao lưu tập thể cộng đồng người Quảng Đông tại Hội An lúc bấy giờ. Họ gặp mặt trao đổi công việc làm ăn, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Tên chính thức được gọi nhiều nhất là Hội quán Quảng Đông. Ngoài ra, nơi đây còn có những tên gọi khác như hội quán Quảng Triệu, chùa Quảng Triệu hay chùa Ông. Lý do có tên như vậy bởi bên trong hội quán có ban thờ Quan Công – Vị tướng lừng danh trong sử sách Trung Quốc. Tướng quân Quan Công đại diện cho sáu chữ “Trung – Nghĩa – Tín – Trí – Nhân – Dũng” cũng chính là bí quyết giúp cho việc kinh doanh trên thương cảng thuận lợi.

2.2. Không gian kiến trúc độc đáo tại hội quán Quảng Đông

Tổng thể kiến trúc Hội quán mang đậm nét Trung Hoa, phía trên lợp mái ngói âm dương. Trên đỉnh chạm khắc biểu tượng rồng “Lưỡng long tranh châu” thể hiện sức mạnh, uy quyền.

Có một điều thú vị trong quá trình xây dựng Hội quán, đó là hầu hết các chi tiết đều được chế tác ở Trung Quốc rồi vận chuyển bằng tàu thuyền và được lắp ráp hoàn chỉnh tại Hội An.

2.2.1. Cổng Tam quan và sân viện hội quán Quảng Đông

Quan sát ngay từ cổng vào, bạn sẽ thấy cổng được làm bằng chất liệu đá chạm khắc những linh vật thiêng liêng như: Rồng, Phượng, Kỳ Lân,….Ngay từ cổng Tam quan của hội quán, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình Long, Lân được chạm khắc tinh tế trên thân cột.

Cổng Tam quan và sân viên Hội quán (Ảnh: Sưu tầm)

Sau khi qua cổng Tam quan bạn sẽ đến với nhà tiền điện với các mảng tường được lắp dựng bằng đá. Giữa sân Hội quán có đặt đài phun nước rồng uốn lượn uyển chuyển theo thuyết “Cá hoá rồng”.

Sân vườn ở đây rộng rãi được trang trí nhiều cây cảnh, ở giữa là phương đình, hai bên là hai dãy nhà Đông Tây, nối dài kế tiếp chính là khu vực chính điện và khuôn viên sân sau.

2.2.2. Điện thờ chính hội quán Quảng Đông Hội An

Khu vực chánh điện thường tập trung để cúng kính và cầu nguyện vào dịp lễ (Ảnh: Sưu tầm)

Điện thờ chính được chia làm 3 gian bao gồm: Gian giữa thờ Quan Công và ngựa Bạch, Xích thố, hai gian còn lại thờ Tài Bạch Tinh Quân và Phước Đức Chánh Thần.

Chính giữa của chánh điện thờ ngài Quan Công và ngựa Bạch và Xích Thố (Ảnh: Sưu tầm)

​​Không gian chánh điện được thiết kế rất hoành tráng, trang trọng với chồng rường vững chắc, hệ thống cột trụ đồ sộ, được làm từ những cây gỗ quý có tuổi thọ lâu năm. Nổi bật nhất vẫn là những bức tượng được chạm khắc tinh xảo và sống động pha trộn với màu sắc rực rỡ, không hề mai một theo năm tháng.

Tượng Quan Công uy nghi, trang nghiêm tại Hội quán Quảng Đông (Ảnh: Sưu tầm)

2.2.3. Khu hậu viện hội quán Quảng Đông

Nằm phía sau khu chánh điện, bạn có thể đi 2 lối cánh bên chánh điện để ra phía sau. Khu hậu viện rất rộng rãi, nhiều cây xanh rợp bóng.

Tương tự phía trước khuôn viên chánh điện, phía sau hậu viên cũng có đài phun nước chạm khắc hình rồng tinh xảo. Bức tường phía sau chánh điện cũng được tạc một bức tranh tinh tế, tỉ mỉ về Quan Vân Trường.

Bức tranh Quan Vân Trường tại Hội Quán Quảng Đông (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Những báu vật trăm tuổi ở hội quán Quảng Đông

Hiện nay, Hội quán vẫn còn lưu giữ khá nhiều hiện vật vô cùng quý giá, tái hiện rõ nét về quá trình di cư, hoạt động giao thương của người Hoa từ nhiều thế kỷ trước. Trong đó, có thể kể đến các hình tượng mô phỏng, tranh gốm sứ, di vật…

  • Bức tượng cá chép hóa rồng

Bức tượng cá chép hóa rồng tại Hội quán Quảng Đông (Ảnh: Sưu tầm)

  • Cổ vật bằng gốm

Một số món đồ bằng gốm lưu trữ tại Hội quán Quảng Đông (Ảnh: Sưu tầm)

  • Bức họa Quan Công

Bức họa Quan Công sống động tại Hội quán Quảng Đông (Ảnh: Sưu tầm)

3. Trải nghiệm những lễ hội lâu đời ở hội quán Quảng Đông Hội An

Ngoài ra, tại Hội An cũng có 2 lễ hội lớn được duy trì tổ chức hàng năm, đặc biệt là đối với bà con gốc Hoa đã sinh sống lâu đời tại đây.

  • Lễ hội Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng giêng âm lịch hàng năm, thường kéo dài từ 2 – 3 ngày. Ngày lễ mang ý nghĩa tâm linh lớn lao, người dân sắm sửa đầy đủ lễ vật để cúng bái, cầu mong cuộc sống tốt đẹp (cầu an) no đủ, buôn bán phát tài.

Lễ hội Nguyên Tiêu được tổ chức với quy mô lớn, bao gồm cả các trò chơi dân gian như múa lân, biểu diễn du hồ, ca hát, đốt pháo.

  • Lễ hội vía Quan Công

Lễ vía Quan Công được tổ chức vào ngày 24/6 âm lịch hàng năm tại Quan Công Miếu (hay Chùa Ông) tọa lạc tại số 24 Trần Phú.

Đây là một trong những lễ hội lớn, nét tín ngưỡng dân giang riêng ở người dân Hội An. Các lễ vật sắm sửa cho Lễ vía khá cầu kỳ, tỉ mỉ. Sau lễ hội là các hoạt động đám rước khiến phố phường sôi động hơn.

Nhà cổ Hội An (Ảnh: sưu tầm)

Hội An nổi tiếng với những công trình kiến trúc cổ, trầm mặc đi cùng năm tháng như nhà cổ Tấn Ký Hội An, nhà cổ Phùng Hưng; hay các hội quán ở Hội An là Hội quán Triều Châu, Hội quán Phúc Kiến (hội quán Phước Kiến)…

Nhưng không chỉ có vậy, nơi đây còn thu hút du khách bởi nhiều hoạt động du lịch độc đáo, mang nét đẹp giao thoa giữa hiện đại với hơi thở truyền thống. Và nơi bạn có thể vừa vui chơi, vừa chiêm ngưỡng những kỳ quan miền di sản, chỉ có thể là VinWonders Nam Hội An.

Cùng khám phá những trải nghiệm thú vị tại VinWonders Nam Hội An:

  • Bến cảng Giao Thoa 

Tổ hợp công trình kiến trúc phương Tây hiện đại qua những “mái nhà nhảy múa” (dancing house) của Amsterdam, những ngôi nhà mái bằng vuông vức của Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha hay những mái nhọn vút cao của những tòa lâu đài Nga tráng lệ…

Nằm phía bờ Đông của bến cảng giao thoa là một Hội An thu nhỏ. Tại đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng một phố cổ Hội An đẹp như trong tranh vẽ với nhà ngói nâu san sát nổi bật trên những bức tường vàng yên bình.

Với vô vàn cảnh đẹp cho bạn thỏa sức check in “quên lối về”: Đại lộ giấc mơ, Phố Đông – Hội An thu nhỏ,….

Check-in VinWonders Nam Hội An

  • Đảo Văn hóa dân gian

Nơi tôn vinh và bảo tồn di sản văn hoá dân gian, quy tụ các kiến trúc nhà cổ tại 3 miền Bắc – Trung – Nam với từng đặc trưng riêng như: nhà Rông (Tây Nguyên), nhà Nam Bộ được làm từ 7 loại gỗ quý, nhà Rường Huế, nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ. Tất cả tạo nên một tổng thể xuyên suốt, tạo ấn tượng cho du khách những ấn tượng về đời sống, văn hóa sinh hoạt của đồng bào dân tộc Việt Nam.

Gợi ý cho bạn một số góc check in đẹp để lưu làm kỷ niệm nơi đây như: nhà Rông, chợ quê, làng gốm Sa Đéc,…

Đảo Văn hoá dân gian tại VinWonders Nam Hội An

  • River Safari

Ngạc nhiên, thích thú, hiếu kỳ là những cảm xúc đầu tiên của bạn trong hành trình khám phá thế giới động vật hoang dã như: hổ Bengal, sư tử Châu Phi, gấu ngựa, gấu chó,…

  • Vùng đất Phiêu Lưu 

Trải nghiệm cảm giác mạnh với các trò chơi tại Vùng đất Phiêu Lưu: Cây dây văng, Thế giới úp ngược, Vòng đua tốc độ,…

  • Thế giới Nước

Thỏa thích vui chơi tại Thế giới nước với: Bể tạo sóng, nằm phao trên sông Lười, Đường trượt lốc xoáy, Đường trượt phao cho gia đình,…

>>> Đặt mua ngay vé vui chơi tại VinWonders Nam Hội An để sở hữu tấm vé vào cửa trực tiếp, không cần qua quầy đổi vé giấy, mở ra cánh cửa bước vào thế giới giải trí bậc nhất miền Trung!

VinWonders Nam Hội An – Nơi tôn vinh giá trị di sản

Trên đây là những thông tin mà bạn có thể tìm hiểu để biết thêm về Hội quán Quảng Đông. Để dễ dàng di chuyển tới các điểm du lịch tại Hội An, hãy đặt ngay voucher, combo, tour du lịch Hội An, Nam Hội An cùng vé VinWonders Nam Hội An và tận hưởng chuyến đi một cách trọn vẹn nhé!

Chia sẻ tin qua:
  • Copy to clipboard

Bài viết liên quan

Tìm vé